Whisky không lão hóa trong chai – Tại sao lại như vậy?

Nếu bạn từng nghe đến “whisky 12 năm”, “whisky 18 năm”, bạn có thắc mắc rằng liệu để càng lâu thì hương vị có càng đậm đà không? Và nếu giữ một chai whisky 12 năm trong tủ rượu suốt 20 năm nữa, liệu nó có thành… whisky 32 năm?
Câu trả lời ngắn gọn là: không! Whisky không thể tiếp tục lão hóa sau khi đã được đóng chai. Nhưng tại sao lại như vậy? Và điều đó ảnh hưởng gì đến trải nghiệm thưởng thức?
Khi whisky được ủ trong các thùng gỗ sồi, nó tương tác với gỗ qua thời gian – hấp thụ hương thơm từ gỗ, thở qua các lỗ nhỏ li ti của thành thùng, và phản ứng với nhiệt độ – tất cả quá trình đó làm whisky phát triển, làm mềm, và tạo chiều sâu.
Ví dụ: Một chai whisky ủ 12 năm nghĩa là nó đã nằm trong thùng gỗ đúng 12 năm, trước khi được đóng chai. Sau đó? Mọi phản ứng hóa học gần như “đóng băng”.
Khác với rượu vang (vẫn tiếp tục phát triển do còn chứa vi khuẩn lên men và tương tác oxy), whisky có độ cồn cao (thường trên 40%), nên các phản ứng hóa học bị giới hạn.
Thêm vào đó, chai whisky thường được đóng kín, tránh tiếp xúc với không khí – yếu tố sống còn trong quá trình “ủ men”.
Vì vậy: Một chai whisky 12 năm, dù để 30 năm trong tủ rượu, vẫn là chai whisky 12 năm.
Mỗi chai whisky giống như một bức tranh đã hoàn thiện - tinh tế, trọn vẹn và sẵn sàng để chiêm ngưỡng. Hy vọng bài viết này giúp bạn hiểu thêm một phần thú vị trong thế giới whisky - và cũng là một trong những điều làm cho Far East Blended Rice Whisky trở nên đặc biệt.
Cảm ơn bạn đã cùng Far East khám phá những kiên thức xoay quanh Whisky nhé!